Các bạn nhỏ lớp LÁ 2 làm lồng đèn thỏ ngọc

          “Trung Thu là Tết Đoàn Viên”. Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng tám âm lịch, cả nước ta lại tổ chức vui chơi tết Trung Thu. Tết Trung Thu từ Tết dành riêng dành cho trẻ em, hay còn gọi là Tết Trông Trăng. Cứ mỗi năm, trẻ em lại rất háo hức, mong đợi được đón Tết này. Đây cũng chính là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương với các trẻ nhỏ.

         Đối với đồng bào người Việt trên cả nước, cứ đến đêm rằm tháng 8/ rằm Trung Thu, tất cả mọi người tụ họp lại vừa ăn cỗ vừa kể các câu chuyện chuyện về trăng, nhâm nhi cái bánh uống miếng trà,.. . Theo người xưa quan niệm thì Trăng là Thái m, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian Việt Nam thì trên Trăng còn có con thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội và chị Hằng.

TẾT TRUNG THU CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ EM?

       Tết Trung Thu có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với trẻ em. Vì vào dịp này, các bé sẽ được đi chơi, được người lớn tặng quà, được dẫn đi rước đèn đêm trăng sáng cùng gia đình, bạn bè; Được dẫn đi xem múa lân và đặc biệt là khoảnh khắc trông trăng, mơ màng với thế giới thần tiên của chú Cuội, cây đa, chị Hằng và cùng nhau phá cỗ.

     Sự tích về chị Hằng với chú Cuội ôm cây Đa bay lên cung trăng vào dịp Trung Thu là hình ảnh thơ mộng tuyệt vời kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Cũng như gợi lên tâm hồn thơ mộng, trong sáng của các bé hướng đến những ước mơ bay cao và đẹp đẽ.

     Với ý nghĩa ngày tết trung thu trở nên lung linh, huyền bí và có tầm ảnh hưởng lớn đến tiềm thức và cả ký ức tuổi thơ tươi đẹp của các bé khi chúng lớn lên.

      Vào dịp Tết Trung Thu, ông bà, cha mẹ bày cỗ cho các con để đón Trung Thu. Người lớn mua và làm nhiều loại lồng đèn đủ màu sắc, hình dáng thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em xuống phố rước đèn. Mâm cỗ mừng Trung Thu bao gồm bánh Trung Thu, các loại kẹo, mía, bưởi và nhiều thứ hoa quả khác. Đây cũng là dịp để các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị tùy theo khả năng kinh tế gia đình để thể hiện tình thương yêu con cháu, em của mình. Là dịp để cho tình yêu thương gia đình thêm khăng khít, gắn bó bền chặt hơn.

      Khi Trung Thu đến, có nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ em, các em thiếu nhi. Từng nhóm trẻ em tối đêm rằm cùng nhau chơi các trò chơi nhảy ô, kéo co, nhóm khác thì rước đèn, rước sư tử, đánh trống, xách lồng đèn đi phá cỗ,… Trung Thu đã trở thành ngày hội không thể thiếu của trẻ em trên cả nước.

      Hòa chung không khí vui trung thu của các bé trên mọi miền đất nước, các bé lớp Lá 2 hưởng ứng với hoạt động làm lồng đèn thỏ ngọc mừng trung thu:





0 Nhận xét